Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Phim truyền hình Việt khát kịch bản hay

Chủ trương xã hội hóa sản xuất phim truyền hình của Luật Điện ảnh tạo điều kiện cho sự ra đời của hàng loạt phim. Theo thống kê từ Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, để đáp ứng 30% phim Việt phát sóng trên truyền hình như quy định tại Nghị định 54, số lượng phim Việt cần phải sản xuất trong một năm lên đến hàng nghìn tập. Nếu trong năm 2010 cần 4.000 tập phim thì đến nay, nhu cầu cho mỗi năm là 5.000 - 6.000. Con số này được tính dựa trên số khung giờ chiếu đã định ra trong khoảng 200 kênh truyền hình có phát sóng phim trên cả nước.

Phim1s-Net-lang-ma-FBET-7262-1409108245.

Phim "Đất và Người" của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần gây tiếng vang cách đây 12 năm. Phim được xem là tác phẩm xuất sắc về đề tài nông thôn, được chuyển thể kịch bản từ tiểu thuyết "Mảnh đất lắm người nhiều ma" của nhà văn Nguyễn Khắc Trường.

Dù số lượng phát sóng lên tới vài chục đến vài trăm phim trong một năm, phim có chất lượng chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Trên các diễn đàn phim ảnh, phần lớn thành viên tập trung chê bai những bộ phim phát sóng gần đây và tỏ ra luyến tiếc những tác phẩm được coi là "vang bóng một thời" như Hoa cỏ may, Những ngọn nến trong đêm, Đồng tiền xương máu...

Không chỉ khán giả, người trong nghề cũng tỏ ra bất bình với chất lượng phim truyền hình hiện nay. Trong buổi họp báo ra mắt dòng phim ngắn cho VTV hồi tháng 7, đạo diễn Trần Vịnh thừa nhận, khán giả đã chán phim truyền hình dài tập. Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn của phim Vua bãi rác, Bí mật Eva cho biết, từ lâu, ông chỉ coi phim chiếu rạp. Còn đạo diễn Xuân Phước nhìn nhận: "Tình trạng gia tăng kênh phát sóng khiến nhiều thành phần tham gia làm phim, dẫn đến chất lượng không đồng đều".

Áp lực về tiến độ phát sóng khiến các nhà sản xuất chạy đua với thời gian để kịp có sản phẩm. Thiếu thời gian thẩm định kịch bản, tiền trạm bối cảnh, casting diễn viên, chuẩn bị phục trang, đạo cụ... là những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng phim, trong đó, khâu kịch bản đóng vai trò mấu chốt. Hiện kịch bản hay là nỗi khao khát của bất cứ hãng phim nào.

van17-8091-1409213148.jpg

Cảnh trong phim "Anh chàng vượt thời gian", bộ phim bị ngừng phát sóng giữa chừng bởi nhiều lý do, trong đó có vấn đề ở khâu thẩm định kịch bản.

Đội ngũ viết kịch bản chuyên nghiệp thiếu nhiều so với nhu cầu sản xuất. Mỗi năm, hai trường Sân khấu Điện ảnh lớn nhất cả nước chỉ "cho ra lò" vài chục cử nhân biên kịch, trong số đó, không phải ai cũng theo dòng phim truyện. Theo chia sẻ của biên kịch Trịnh Thanh Nhã, trong số cử nhân theo đuổi phim truyện, giỏi lắm chỉ lấy được một đến hai người viết giỏi. Điều này tạo cơ hội cho những biên kịch không chuyên nhảy vào lĩnh vực này. Nhiều phóng viên, nhà văn, giáo viên, thậm chí sinh viên cũng viết kịch bản với mong muốn được thử nghiệm và có thêm thu nhập.

"Những người không chuyên chủ yếu viết bằng kinh nghiệm sống mà không có những thủ thuật, "mẹo" riêng của dân điện ảnh để có thể đem đến sự hấp dẫn cho phim", đạo diễn Trần Quốc Sơn, hãng phim TFS nói.

Để giải quyết vấn đề kịch bản, nhiều nhà sản xuất sẵn sàng mua và đẩy giá lên cao. Đạo diễn Võ Hồng Loan cho biết, giá thành một kịch bản giao động từ 1,5 đến hơn 10 triệu đồng mỗi tập. "Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến các biên kịch này chạy đua kịch bản để bán mà không chú trọng đến chất lượng", chị nói. Theo đạo diễn Trần Quốc Sơn, các biên kịch trẻ, với vốn sống và kinh nghiệm ít ỏi, chỉ mới chạm đến bề nổi mà chưa đào sâu được vấn đề, khiến một số bộ phim chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu giải trí đơn thuần.ể có được một kịch bản được coi là hay, biên kịch cần phải có nền tảng kiến thức, trải nghiệm cơ bản về đề tài mình theo", anh nói. Đồng quan điểm, đạo diễn Đỗ Thanh Hải nêu vấn đề, phim đề tài lịch sử khá thu hút khán giả nhưng không phải biên kịch nào cũng đủ kiến thức để viết.

vua-di-vua-khoc-7181-1409214098.jpg

Phim "Vừa đi vừa khóc" của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng gây hiệu ứng về truyền thông, dàn diễn viên trong phim nhưng không thuyết phục khán giả ở phần kịch bản.

Nhiều hãng phim tiến hành đào tạo tại chỗ biên kịch từ bất cứ nguồn nào. DNP hiện nay là hãng đảm nhận nhiều dự án phim cho HTV và các đài địa phương. Cách làm của hãng là sử dụng đội ngũ biên kịch có nghề đào tạo những người không chuyên thành biên kịch. Để viết nên một kịch bản, nhóm biên kịch kỳ cựu lên ý tưởng và dàn ý chi tiết, sau đó đưa cho đội ngũ không chuyên nương theo mà viết phân cảnh, lời thoại. Quá trình trao đổi qua lại giữa họ sẽ tạo nên kịch bản phân cảnh chi tiết cho từng tập phim. Trong quá trình quay, những biên kịch học việc được theo đoàn phim để trải nghiệm thực tế, lấy kinh nghiệm cho những kịch bản tiếp theo.

Tuy nhiên, quá trình này cũng mang đến bất lợi. Theo đạo diễn, biên kịch Võ Hồng Loan, sự không liền mạch giữa nhóm biên kịch giỏi nghề và nhóm không chuyên cũng gây ra những chi tiết phi lý hay những câu thoại ngớ ngẩn, mang tính địa phương, vùng miền trong một số tập phim.

Châu Mỹ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét